Bệnh đóng rong trên tôm là do các tác nhân như nấm, tảo, vi khuẩn và động vật nguyên sinh gây ra. Bệnh xuất hiện nhiều nơi trên toàn thế giới không chỉ riêng tại các vùng nuôi tôm trong nước. Tuy không gây hại như các bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm đen trên tôm,… nhưng bệnh đóng rong cũng gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm.
>> Click ngay để xem “Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus”
Nguyên ngân và biểu hiện gây bệnh
Tôm bị đóng rong rất dễ nhận biết bằng cách quan sát:
- Mang tôm bị đóng rong thường đổi màu, thậm chí là màu đen, khi sờ vào vỏ tôm trơn nhớt như có 1 lớp tảo bám ở bề mặt.
- Toàn thân tôm bị dơ nhưng tập trung chủ yếu vào phần đầu ngực, toàn thân hay phụ bộ, mang tôm cũng sẽ bị tổn thương hay biến đổi màu sắc.
- Tôm sẽ bị yếu dần, giảm ăn rồi từ từ sẽ chết vì nhiễm khuẩn hoặc có thể bị bệnh đốm trắng với cường độ nặng nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đóng rong trên tôm
- Bệnh đóng rong trên tôm sứ được xác định là do các động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi gây nên. Tôm đã bị nhiễm khuẩn thì cá thể tôm yếu không thể lột xác bình thường nên dễ bị các vi sinh vật và các chất vô cơ bám vào phần vỏ gây ra bệnh đóng rong.
- Với các ao nuôi hay cho tôm ăn thức ăn hữu cơ dư thừa và không thường xuyên xử lý nước tạo điều kiện cho vi khuẩn, rong và tảo lớn nhanh rất dễ xảy ra bện
Thuốc trị bệnh đóng rong trên tôm
– Nếu bà con đã phát hiện tôm bị đóng rong thì cần giảm ngay lượng chất hữu cơ trong ao nuôi bằng cách thay nước ao và giảm số lượng thức ăn 5 – 10% trong một thời gian
– Kết hợp trộn Vitamin vào thức ăn, cho tôm ăn trong thời gian bệnh để tăng cường sức đề kháng và chống tình trạng tôm bị stress, từ đó sẽ giảm thất thoát do tôm nhiễm bệnh.
– Để tôm được khỏe hơn và lớn nhanh trong môi trường nước sạch, bà con cần tiến hành cấy men vi sinh để làm sạch đáy và nước ao nuôi, ngăn chặn ngay mầm bệnh sẽ giúp tôm sạch vỏ hết bệnh.
Bệnh đóng rong trên tôm chủ yếu do môi trường tác động
Phòng bệnh tôm bị đóng rong đóng nhớt
Bà con thường xuyên phải kiểm tra tôm trong sàn ăn để phát hiện kịp thời tôm bị bệnh và có phương pháp xử lý điều trị kịp thời. Khi cho tôm ăn nên cho ăn thức ăn hữu cơ, đồng thời giảm lượng vi khuẩn và trộn thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm trong suốt vụ nuôi để tăng đề kháng và chống stress cho tôm, giúp tôm lột xác đồng loạt. Bên cạnh đó bà con cần kết hợp sử dụng các loại men vi sinh xử lý nước, tảo để ổn định tảo và ổn định nguồn nước giúp ngăn ngừa bệnh đóng rong, đóng nhớt cho tôm.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh đóng rong trên tôm để bà con có thể tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ của bacsytom.com đã cung cấp sẽ giúp người nuôi có cách phòng tránh bệnh hiệu quả, mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay đến số hotline 1900 2620.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC VỀ TÔM:
- Cách phòng trị bệnh đen mang ở tôm
- Quy trình nuôi tôm bằng thảo dược
One comment
Pingback: Nguyên nhân và phương pháp phòng bệnh mềm vỏ ở tôm nuôi