Cách lót bạt đáy ao nuôi tôm như thế nào? Cần lưu ý những gì khi lót bạt đáy ao? Đó là câu hỏi của rất nhiều hộ nuôi tôm gửi về cho Bác sỹ tôm. Để hỗ trợ bà con có một vụ nuôi tôm thành công, chúng tôi xin giải đáp vấn đề qua nội dung bài viết dưới đây.
Cách lót bạt đáy ao đúng kỹ thuật
– Tiến hành đầm nén kỹ bờ, làm phẳng đáy ao, tạo độ dốc vừa phải nghiêng về hướng cống rãnh thoát nước
– Lắp 3 – 4 ống thoát khí lên bờ ao để khi nước đưa vào, bạt không bị phồng từ dưới lên.
– Phủ đều bạt HDPE cả đáy và bờ ao.
– Trải bạt sát nền đáy.
– Nếu bạt được tái sử dụng của vụ nuôi trước cần dùng bơm cao áp xịt rửa hết bề mặt bạt rồi dùng Chlorine 5% để sát trùng rồi mang phơi khô 5 ngày sau đó cấp nước vào ao.
– Các tấm bạt HDPE được nối lại với nhau bằng máy hàn kép theo phương pháp hàn gia nhiệt; những vị trí trong góc, những điểm hư hỏng sẽ được hàn lại bằng máy hàn đùn tạo thành một lớp chống thấm đồng nhất.
– Các tấm bạt được cố định ở trên bờ ao bằng rãnh neo đào xung quanh ao, người thực hiện sẽ chôn bạt xuống sau đó lấp đất lên.
Kỹ thuật lọt bạt đáy ao nuôi tôm
Những lưu ý khi lót bạt đáy ao nuôi tôm
– Ao nuôi sau khi đào phải được đầm chặt, nếu đất mềm cần trải cát đầm cho phẳng.
– Mặt bằng đáy ao cần được dọn dẹp sạch, loại bỏ các vật sắc nhọn như đá, cành cây, sắt thép nhọn sau đó tiến hành trải bạt HDPE.
– Trong quá trình trải bạt không được hút thuốc, đi giày hoặc những vật dụng khác làm ảnh hưởng đến việc trải màng chống thấm.
– Các mối hàn bạt cần được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất. Tại những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì bà con cần phải tối thiểu các mối hàn lại.
– Với những mối hàn có hình chữ thập, bà con có thể làm ở cuối tấm bạt, góc cắt là 45 độ.
Hy vọng rằng, với cách lọt bạt đáy ao và những lưu ý trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm trên đây, bà con có thể áp dụng một cách hữu hiệu vào thực tế. Mọi ý kiến thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng 0985 797 941 của Bác sỹ tôm.
Xem thêm