Tôm càng xanh là loài giáp xác mang lại lợi nhuận kinh tế cao, có thể nuôi xen canh với các loại cây trồng, vật nuôi khác. So với tôm cái, tôm càng xanh đực sinh trưởng nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn, tôm thành phẩm có kích thước khá đều nhau, giá bán tốt. Vậy kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cho bà con câu trả lời tốt nhất.
Thiết kế ao nuôi tôm hiệu quả
– Với các ruộng có diện tích khoảng 1 ha, ao ương vèo phải rộng khoảng 1000 – 2000 m2.
– Đối với ao vèo (ao ương): Sau vụ lúa, bà con cần phải dọn hết rơm rạ, vét bùn đáy mương rồi cấp nước vào để ngâm rửa. Tiến hành rút hết nước khỏi ao ương, bón vôi với lượng từ 70 – 100 kg/m2, phơi nắng 2- 3 ngày.
– Bà con nên chuẩn bị ao lắng để thay nước, vì nuôi tôm càng xanh phải thay nước ao nuôi 2 lần/tháng để hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
– Đặt hệ thống quạt trong ao để tạo cho dòng nước xoay chuyển liên tục, hạn chế việc ao nuôi bị đóng rong.
Hình ảnh tôm càng xanh đực
Lấy nước vào ao nuôi tôm an toàn
– Nước cấp vào ao phải có độ mặn từ 0 – 7%, nước không nhiễm phèn, pH từ 6,5 – 7, độ kiềm từ 40 mg/lít trở lên, nước trong sạch, không phù sa, không bị phát sáng và được lấy vào qua hệ thống túi lọc.
– Ao nuôi nên duy trì mực nước từ 1.2 – 1.5 m.
– Sau khi cấp nước vào nên để 3 – 5 ngày, nếu xuất hiện cá tạp cần phải tiêu diệt. (Không dùng thuốc bảo vệ thực vật)
– Khử trùng nước bằng thuốc tím 3 – 5 g/m3 hoặc iodine 1.5 kg/ha.
– Gây màu nước bằng phân vô cơ hoặc cám gạo.
Sử dụng cám gạo để gây màu nước
Tham khảo thêm >>> Các cách xây dựng mô hình ương và nuôi tôm càng xanh cho hiệu quả kinh tế cao
Lựa chọn tôm giống
– Tôm được chọn từ các trại ương uy tín, có kích cỡ đồng đều trên 90 %.
– Thân tôm cân đối, đuôi xòe.
– Tốm bơi ngược dòng nước, phản xạ nhanh với âm thanh hoặc các rung động, ruột chứa nhiều thức ăn.
– Mật độ thả giống từ 10 con đến 15 con/m2.
Chăm sóc tôm nuôi khỏe mạnh
– Hiện nay thức ăn cho tôm càng xanh chưa có trên thị trường nên bà con có thể sử dụng thức ăn nuôi tôm thẻ cho tôm càng xanh
– Cân kiểm tra trọng lượng tôm 2 lần/tháng để có hướng điều chỉnh thức ăn kịp thời.
– Tiến hành bẻ càng tôm, kích thích tôm lớn nhanh, cải thiện màu sắc tôm thương phẩm, hạn chế tình trạng tôm ăn thịt đồng loại khi lột xác. Sau 3- 4 tháng, càng tôm đực sẽ mọc lại.
Bẻ càng tôm đực sẽ kích thích tôm phát triển đều
Lưu ý, chỉ bẻ càng với tôm đực và phải cho tôm ăn ngày hai lần bằng thức ăn chuyên dụng đặc biệt, nên tăng cường cho ăn thêm khoai, dừa.
Hy vọng, những chia sẻ trên đây của chuyên viên Dr.Tom, bà con đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực. Mọi ý kiến thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ với số Hotline 1900 2620 để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt hơn.
Xem thêm nhiều bài viết tại https://bacsytom.com